Giải đáp nguồn cơn xung đột giữa đài BBC và lễ khai mạc World Cup 2022

Giải thích về nguyên nhân “ngó lơ” giải đấu bóng đá lớn nhất hành tinh đang khởi tranh tại Qatar, đài BBC đã tố cáo nước chủ nhà có hành động ứng xử không công bằng với đối tượng yếu thế. Dù nước chủ nhà World Cup 2022 đã mạnh tay đầu tư số lượng tiền khổng lồ cho lễ khai mạc thì đài BBC vẫn kiên định đứng ra bảo vệ người lao động và người đồng tính – những đối tượng bị chính phủ Qatar đối xử bất công. 

Diễn biến của sự ngó lơ mà BBC dành cho lễ khai mạc World Cup

Theo The Guardian, điều họ không mong đợi đài BBC đã hoàn toàn phớt lờ và không hề đưa bất kỳ thông tin gì về sự kiện này. Không chỉ vậy, kênh này đã cho trình chiếu các bản tin “vạch mặt” góc tối trong cách cách đối xử của Chính phủ Qatar với những người lao động nhập người đồng tính Qatar. Đồng thời, xuyên suốt bản tin của mình, kênh BBC đã thẳng thắn mà phơi bày nạn tham nhũng tại Liên đoàn bóng đá thế giới mà không hề sợ sệt.

Xung đột giữa đài BBC và lễ khai mạc World Cup  
Xung đột giữa đài BBC và lễ khai mạc World Cup 2022

BBC vạch trần những góc khuất của World Cup 2022

Người dẫn chương trình BBC Gary Lineker hôm 20/11 cho biết: “Giải đấu bóng đá World Cup 2022 diễn ra tại Qatar dù qả bóng vẫn chưa lăn chính là giải đấu thị phi nhất gây tranh cãi nhất trong lịch sử”. Ngay từ thời điểm năm 2010, khi được FIFA nhắm đến cho chức chủ nhà World Cup 2022 thì Qatar đã gặp nhiều vấn đề lớn liên quan đến tham nhũng, xây dựng sân vận động trái phép, và tệ hại nhất chính là đối xử tệ bạc với những lao động nhập cư.

Người lao động nhập cư xây dựng sân vân động tại Qatar
Người lao động nhập cư xây dựng sân vân động tại Qatar

Căn cứ những dữ liệu theo sau sự phân tích các mánh khóe chính trị thì Qatar đã dựa vào thủ đoạn tham nhũng hòng chuyển những cầu thủ xuất sắc nhất đến Doha ngay vào mùa đông tại châu Âu. Trên bản tin của mình, phóng viên đài BBC khẳng khái đưa ra quan điểm ​​rằng nên tách chính trị ra khỏi bóng đá.

Những khách mời tham gia bản tin của BBC công kích lễ khai mạc tại Qatar 

Nhà đài BBC đã mời những cựu cầu thủ có tiếng đến tham gia chương trình của mình. Ví dụ minh chứng cho chiến lược này của BBC chính là việc họ đã mời Alex Scott đến để chế giễu ông chủ FIFA Gianni Infantino khi ông ta phát biểu rằng ông thông cảm cho lao động nhập thông cảm cả cho chi phí khổng lồ để tổ chức World Cup.

Scott nói rằng người nhập cư khi tham gia lao động và xây dựng sân bóng để tổ chức World Cup 2022 tại Qatar đã trải qua những điều vô cùng tồi tệ. Những công việc mà công nhân lao động nhập cư này phải làm vô cùng đáng sợ và hoàn toàn không giống thông tin chính phủ Qatar công bố.

Công nhân xây dựng sân vận động phục vụ World Cup
Công nhân xây dựng sân vận động phục vụ World Cup 2022

Đồng thời, người đội trưởng Alan Shearer của đội tuyển Anh còn đặt câu hỏi: “Nếu Gianni Infantino thông cảm cho những người lao động thì tại sao khi có tổ chức đưa ra lời yêu cầu FIFA chỉ trả hơn 400 triệu đô la, vì sao FIFA lại không đồng ý?”. 

Tuy nhiên, kênh BBC lại không đưa ra lý do giải thích tại sao lại chuyển tường thuật lễ khai mạc sang chương trình phát sóng thương mại như vậy. Bất chấp việc phát sóng lễ khai mạc World Cup thực chất chính hội truyền thống để nước chủ nhà khẳng định quyền lực mềm của mình trong phạm vi toàn thế giới.

Những hình ảnh tương phản trong World Cup tại Qatar mà BBC đưa tin 

Người dẫn chương trình của BBC đã vẽ bức tranh tương phản trong lễ khai mạc tại giải đấu World Cup năm 2022. Một bên tất cả những người hâm mộ khắp nơi trên thế giới đang say đắm với màn biểu diễn của Jungkook và lắng nghe những giai điệu đầy hoa mỹ ca ngợi sự mộng mơ, ca ngợi thành quả đã đạt được. Thì bên còn lại chính là những người công nhân đang làm việc trong điều kiện vất vả tại Lusail – sân vận động sẽ diễn ra VCK World Cup 2022. 

Hình ảnh về lễ khai mạc giải World Cup năm 2022
Hình ảnh về lễ khai mạc giải World Cup 2022

Nếu đài BBC tập trung dung lượng để phê phán chủ nhà của giải đấu World Cup năm nay trong vấn đề xả thải khí cacbon ra môi trường. Thì cũng trong khung giờ trên, một kênh do chính phủ Qatar tài trợ chính là Al Jazeera cũng làm một bản tin khái quát lại  quá trình hình thành sân vận động chuẩn bị cho giải đấu World Cup 2022. 

Tuy nhiên, trái ngược với BBC, Al Jazeera lại chỉ chăm chăm vào việc ca ngợi thành tựu, sự tiến bộ của nước chủ nhà Qatar trong việc xây dựng, hoàn thiện về hạ tầng. Kênh thông tin này có dẫn ra hình ảnh người lao động nhập cư tham gia xây dựng sân vận động nhưng với mục đích ca ngợi sức mạnh bóng đá đã kéo họ gần nhau hơn chứ không hề nêu lên “góc khuất” của công việc.

Như vậy, trong bài viết của mình, chúng tôi đã khái quát lại toàn bộ diễn biến của cuộc quay lưng lịch sử giữa một bên là đài BBC – kênh truyền thông hàng đầu thế giới và một bên là Qatar – nước chủ nhà của World Cup 2022. Hy vọng thông qua bài viết, các bạn có thể có được cho mình cái nhìn tổng quan hơn về chảo lửa World Cup năm 2022 tổ chức tại Qatar.  

Bài viết liên quan

Trả lời

Back to top button